ĐỊNH NGHĨA VỀ KHÁI NIỆM TRẺ "PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN"

Câu cửa miệng mà tôi nghe nhiều nhất khi giới thiệu ngành khoa học này tới các khách hàng thân yêu đó chính là:

  • Anh/chị không muốn tác động, hay ép cháu phải chọn cụ thể một hướng đi, anh/chị muốn nó lớn lên thật "tự nhiên".
  • Anh/chị không muốn thay đổi bất cứ điều gì ở cháu, cứ để nó "phát triển tự nhiên" đi em.
  • Dạy con theo kiểu khuôn khổ thì đâu khác nhốt một con chim trong lồng? Đâu còn sự "tự nhiên" nữa hả em?

Nghe qua sao mà chí lý quá, nhưng gượm đã, để xem các bậc phụ huynh mà tôi gặp nuôi dạy con như thế nào đã nhé:

► Thích chơi điện thoại, ipad lúc nào là chơi. Thậm chí tới bữa cầm ipad trên tay thì cơm mới trôi xuống họng được!!! Có mẹ còn khoe bé dùng điện thoại thành thạo lắm, game gì cũng đụng vào là biết chơi, phần mềm nào cũng biết sử dụng... Nhìn mấy bé chưa học xong mẫu giáo như vậy tôi ... thực sự cạn lời.(Sẽ có bài viết tiếp theo dành cho topic này)

► Lớn hơn một tí, ba mẹ bận quá chẳng chơi được với con, chẳng nói chuyện thậm chí là nửa tiếng một ngày thôi ... cũng không được. Con đang ngồi học đấy, đèn sáng thật đấy nhưng mà có học hay không và làm cái gì thì chưa chắc biết. Con ngủ giờ nào, ăn giờ nào cũng kệ luôn mẹ có việc của mẹ rồi... cạn lời tập 2.

► Ông bà mình có câu "học ăn học nói học gói học mở", những chuyện "vâng ạ dạ thưa" bố mẹ cũng không dạy được, cứ để nhà trường lo. Lo kiểu gì? Khi mà con của chính mấy thầy cô còn tự lo chưa xong, huống hồ là đặt sự quan tâm của mình vào mấy chục đứa trẻ cùng lúc? Bé sẽ học được vài câu không mấy hay ho từ "bạn bè", thói quen xấu từ người lớn xung quanh, và thảm họa là khi bố mẹ trong nhà chính là tấm gương ... xấu cho bé. Nếu thế thật thì tôi xin cạn lời tập cuối. Bố mẹ chính là người thầy cô đầu tiên của bé, sau này hư hỏng hay có chuyện gì xảy ra, "công đầu" mọi người đều biết là của ai rồi đấy!

Hiện nay, có rất nhiều môn khoa học để phân tích khả năng, tính cách của con người, đặc biệt là trẻ em. Nhưng, sinh trắc học vân tay được đánh giá là ngành gần gũi, chính xác và tin cậy hơn cả. Đó chính là hiểu rõ về cách tương tác cũng như giáo dục trẻ, về phân tích não bộ, khám phá tiềm năng, cách tạo môi trường, cũng như định hướng tương lại sau này.... Bạn hoàn toàn có thể biết được tất cả các thông số, chỉ số não bộ và sự phát triển của trẻ thông qua vân tay. Khoa học nghiên cứu não bộ, nghiên cứu sự phát triển của loài người cũng đều đã tìm hiểu được những quy luật phát triển trên các bé đến khi sinh ra thì bản năng của trẻ là gì, sự mẫn cảm của trẻ đối với mỗi giai đoạn phát triển ra sao... Rồi khoa học nghiên cứu con người cũng đã tìm ra được tâm lý đứa trẻ qua từng giai đoạn ra sao, tiềm năng của từng đứa trẻ là gì? Và thậm chí, ta còn có thể phân tích được sự nhạy bén trong việc tiếp thu kiến thức và quan điểm cụ thể qua các giác quan : thị giác, thính giác và vận động. Giả như bé có sự mẫn cảm đặc biệt với hội họa, hay âm nhạc, hoặc bất cứ bộ môn nào mà bạn không tạo được môi trường cho bé tiếp xúc ngay trong giai đoạn mẫn cảm nhất này, như vậy có phải là bạn đã tước đi cơ hội "phát triển một cách tự nhiên" theo sự mẫn cảm và tiềm năng của bé hay không???

Do đó, giai đoạn bé chưa vào lớp 1 chính là THỜI KỲ VÀNG cho sự phát triển của trẻ. Những thái độ giáo dục của cha mẹ trong giai đoạn trước khi bé hoàn thiện trí não, hệ thần kinh, sẽ là tấm gương phản chiếu tính cách của bé sau này. Trong nhiều thí nghiệm của các nhà nghiên cứu, giáo dục trẻ trước giai đoạn mẫu giáo còn là yếu tố tiền đề để khai thác tài năng bẩm sinh của trẻ, và ươm mầm nên những thiên tài trong tương lai.

results matching ""

    No results matching ""