Nuôi dạy trẻ, làm sao để không phát điên ?
Để bố mẹ không phải phát cáu với con, trước hết bố mẹ cần hiểu mỗi đứa trẻ sẽ có một tính cách đặc trưng. Mỗi nhóm tính cách đó đều cần có sự tương tác phù hợp. Bố mẹ cần lưu ý điều này. Có hiểu mới có thông..
Nhóm tính cách của trẻ con được chia làm 4 nhóm chính :
- Nhóm trẻ tinh ranh
- Nhóm trẻ nồng ấm
- Nhóm trẻ kĩ tính
- Nhóm trẻ chín chắn
Phần 1: chúng ta cần xử lí nhóm trẻ " Tinh ranh "
Đặc tính của nhóm trẻ này là cực kì dễ thay đổi, nắng mưa thất thường, có thể vừa vui nhưng lại buồn ngay lập tức. Khi vui thì mừng hết cỡ, la hét, chạy nhảy lung tung, líu lo như con chim hót. Nhưng khi không vui thì ỉu xìu như bánh đa nhúng nước. Trông không khác gì quả bóng bị xì hơi. Nhiều bậc phụ huynh phàn nàn " anh/ chị không thể hiểu nổi nó nữa " Chính là vì anh chị chưa hiểu tính cách " hay thay đổi" này. Nhiều bố mẹ đã gặp tình huống con mình đập bát đập đũa đúng không ? Những lúc như thế bố mẹ hãy thử cách sau :
- Kiềm chế sự tức giận.
- Hỏi với sự cảm thông
Hỏi " Tại sao"
Khó khăn nhất của bố mẹ là kiềm chế sự tức giận, nhưng bạn nên hiểu rằng " giận quá thì mất khôn". Khi bạn giận dữ, bạn có thể quát nạt, đánh mắng, chì chiết con. Như vậy, vấn đề của con bạn không xử lí được mà mối quan hệ mẹ con, bố con lại bị ảnh hưởng. Phương pháp giúp bạn kiềm chế sự tức giận là hãy LƠ ĐI. Cố gắng hướng suy nghĩ của mình sang một việc khác ví dụ mai nhà mình ăn món gì cho lạ nhỉ... và chờ xem phản ứng tiếp theo của trẻ.
- Hỏi với sự cảm thông nghĩa là bạn cần cho trẻ hiểu bạn đang hiểu nỗi khổ của con. Tại sao con không thích học bài, không thích cô giáo chỗ học thêm, không thích làm việc này việc kia. Khi trẻ không thích, sẽ có một lí do nào đó trẻ muốn bố mẹ hiểu. Bạn cần tìm được lí do đó là gì. Việc đằng sau giải quyết cực đơn giản khi đã tìm ra lí do nhé.
- Nếu 2 phương án trên mà chưa làm trẻ nguôi giận thì cần đến phương án thứ 3 . Nhẹ nhàng Hỏi " Tại sao " . Có một mẹ chia sẻ khi áp dụng phương án kiềm chế sự tức giận và hỏi con nhẹ nhàng mà mình chia sẻ khi con tự nhiên đập bát cơm. Bình thường khi con như vậy là mẹ đó quát tháo ầm ĩ thậm chí đánh đòn rồi. Nhưng khi chị hỏi " Tại sao thế con " thì câu trả lời rất bất ngờ " Tại con chan bát canh quá nóng làm tuột tay ạ. Mấy lần trước mẹ quát con sự quá không dám nói ". Đó, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ từ cha mẹ, là con cái cũng thay đổi.
Để tránh mấy việc này xảy ra thì các bố các mẹ hãy đề phòng trước. Nghĩa là nói trước hậu quả mà trẻ có thể gặp phải như là " Cơm nóng đấy con nhé". Chỉ cần ngắn gọn là đủ, đừng lên lớp con với một giọng văn trịnh trọng, chúng sẽ quên ngay thôi. Trẻ thuộc nhóm tinh ranh vốn rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt vấn đề nên sẽ hiểu ý và biết cần phải làm gì.
Phần 2: Xử lí nhóm trẻ có tính cách NỒNG ẤM.
Trẻ thuộc nhóm này rất hiếm khi thô lỗ , hung hăng hay cáu giận vô cớ, dường như trẻ không biết nói lời từ chối và vì quá tốt bụng luôn muốn mọi người vui lòng nên sẽ luôn nói vâng trước mọi yêu cầu của người khác. Nhưng đặc điểm quá tốt bụng này của con cũng là nhược điểm khiến người khác trêu chọc và hay bị nhờ vả. Ngay khi cảm thấy giống như việc bị ép buộc làm việc nào đó thì nhóm trẻ thuộc nhóm tính cách này cũng không ghét người nhờ vả mình, còn cố làm vừa lòng họ. Điểm này là một điểm tuyệt vời phải không các mẹ?
Tuy nhiên cái gì cũng có giới hạn của " vượt quá ngưỡng chịu đựng " thì mọi chuyện sẽ thay đổi. Ví dụ chúng ta có thể nhịn ăn được 3 ngày nhưng nhịn lâu quá sẽ ngất xỉu. Vì nhóm trẻ này khó nói lời từ chối nên nhiều khi sẽ bị căng thẳng hồi hộp. Nếu điều đó tích tụ nhiều thì con lại nổi nóng với chính bản thân mình hoặc với những người xung quanh, nhất là cha mẹ . Nếu cha mẹ không hiểu đặc điểm tâm lí này thì sẽ cảm thấy lo lắng " Con tôi bình thường vui vẻ là thế mà không hiểu sao nó bỗng thay đổi tính nết "
Nếu bạn gặp trường hợp con bỗng nhiên nổi cáu như thế thì đừng quá lo lắng. Hãy coi đó là một cơ hội cho con rèn luyện tính cách.
Khi trẻ nhóm này bỗng dưng cái giận thì hãy trở thành đồng minh thân thiết và giúp con tìm cách giải tỏa căng thẳng. Cách thức thì có nhiều nhưng hãy tùy theo một đứa trẻ mà áp dụng . Ví dụ " Ừ, mẹ thấy bạn đó không tốt phải không nào ?" Thôi nguôi nào con! Nguôi nào con!
Nếu được bố mẹ làm đồng minh, con sẽ dễ dàng chia sẻ những khó khăn bức xúc con đang gặp. Chia sẻ xong thì trẻ lại thấy nhẹ nhõm và trở về trạng thái cân bằng
Chìa khóa với nhóm trẻ này là hãy cho con " xả cục tức " nếu không sẽ rất nguy hiểm nhé các mẹ.
Phần 3: Xử lý nhóm trẻ kỹ tính
Trẻ nhóm này được gọi là chuyên gia ngôn ngữ, đôi khi chúng trở thành diễn giả chuyên nói luyên thuyên bất kể chủ đề gì.
Nhóm trẻ này thông minh, giàu trí tưởng tượng, từ vựng phong phú, nhanh nhạy và hay cãi lí.
Khi đã nhập cuộc cùng trẻ thì người lớn cũng phải chào thua những câu hỏi thông minh và thích bắt bẻ người người khác của chúng.
Bình thường những trẻ thuộc nhóm này rất ít nói nhưng khi gợi đúng chủ đề thì sẽ nói liên tục như đài phát thanh. Nếu không biết điều chỉnh và đối ứng cuộc trò chuyện này thì sau đó trẻ sẽ dần dần trở thành hung hăng đến mức thành ra cãi nhau.
Lúc chiến tranh miệng giữa cha mẹ và con cái bùng nổ thì cha mẹ hãy nhớ hai điều : Đừng nghĩ rằng mình phải chiến thắng trong cuộc cãi lí này vì mình là người lớn, và lý lẽ kiểu " lý sự cùn của trẻ con thì không thể chấp nhận được" . Trẻ con nhóm này thì thường không chịu thua ai nhưng nó sẽ quên ngay những điều mình vừa nói. Hãy nhớ rằng, dù gì thì đó cũng chỉ là một đứa trẻ nên bạn không cần phải ăn thua với con. Đừng để diễn ra tình trạng " cá mè một lứa " với con trẻ. Kinh nghiệm đối ứng với kiểu này là đừng để bản thân bị lôi vài cuộc tranh cãi với con, không giành thắng lợi và nhanh chóng chấm dứt.
Do vậy hãy cố gắng dẹp bỏ những quan điểm cổ hủ của bạn rằng trẻ con biết gì mà tranh luận. Hãy để cho con có môi trường tranh cãi để rèn luyện tư duy, rèn luyện ngôn ngữ nhé các bố mẹ